Chanh dây thuộc loại trái cây nhiệt đới, được ưa chuộng bởi nhiều nước và thị trường ngày càng được mở rộng. Chính vì thế, lượng tiêu thụ của chanh dây không phải nhỏ nên tiêm năng trong tương lai đối với kinh tế là điều cần được lưu tâm.
TIỀM NĂNG LỚN
Với sự nhập cuộc nhiệt tình của các doanh nghiệp lớn cùng với sự định hướng kịp thời, đúng đắn của chính quyền và ngành nông nghiệp, cây chanh Gia Lai đang đứng trước nhiều cơ hội mới để phát triển bền vững, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Ông Lưu Trung Nghĩa – Giám đốc sở Nông Nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai cho biết: Với Việt Nam, chanh dây là một loại cây trồng mới nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mặ dù đi sau nhưng xuất khẩu chanh dây của Việt Nam đang nằm tốp đầu thế giới.
Riêng với Tây Nguyên, thiên nhiên đã biệt đãi cho điều kiện khí hậu ôn hòa, thổ nhưỡng rộng lớn và màu mỡ, phù hợp với việc phát triển những cánh đồng chanh dây Tây Nguyên rộng lớn. Theo đó, những năm gần đây, chanh dây đã dần khẳng định được vị thế đối với nông dân.
Ý thức được lợi thế sẵn có đó, tại Diễn đàn ” Kết nối chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông dân Tây Nguyên ” do Bộ Nông Nghiệp và PTNT phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức cuối tháng 5 vừa qua, ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai đã đưa ra một bức tranh nông sản nhiều màu sắc, trong đó phát triển cây ăn quả giữ vai trò quan trọng, chủ trương chuyển các diện tích trồng mì, mía, điều, cao su kém hiệu quả sang tập trung trồng cây ăn quả.Riêng chanh dây sẽ phát triển từ 4.500ha hiện có lên 20.000ha vào năm 2025, lớn nhất cả nước. Đây là loại cây trồng cho lợi nhuận cao, đạt 350-400 triệu đồng/ha, giúp đảm bảo đời sống và sinh kế cho bà con nông dân ”
Từ 1/7 Chanh dây Việt Nam chính thức được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc
GIA LAI VÀ DOANH NGHIỆP CHANH DÂY
Với năng suất bình quân hiện tại khoảng 40 tấn/ha, mỗi năm, sản lượng chanh dây của Gia Lai đạt khoảng 160 ngàn tấn. Trong tương lai gần, sản lượng này sẽ còn tăng lên rất nhiều. Để đáp ứng việc tổ chức thu mua, chế biến và tiêu thụ số lương chanh dây như trên, một số ” ông lớn” trong ngành chế biến, xuất khẩu nông sản đã tìm đến mãnh đất giàu tiềm năng này.
Trong đó, Nông Nghiệp SESAN quy mô gồm có nhà vườn chanh giống Đức Điền và xưởng sản xuất chanh dây tại khu công nghiệp Diên Phú ( TP. Pleiku), đến thời điểm hiện tại chanh dây vẫn được xem là sản phẩm chủ lực của SESAN. Nông Nghiệp Sesan đang chú trọng đến việc phát triển vùng nguyên liệu thông qua liên kết, bao tiêu sản phẩm chanh dây để chủ động trong việc xuất khẩu chanh trái, sản xuất chanh dây đông lạnh, chanh dây cô đặc cho nhà máy với năng suất 50 tấn/ngày chanh dây đông lạnh cho thị trường trong và ngoài nước đặc biệt là Trung Quốc và đồng thời công ty cũng cung cấp sầu riêng đông lạnh cũng như một số trái cây đông lạnh khác.
Ông Lưu Trung Nghĩa – Giám đốc Sở Nông Nghiệp và PTNN: ” Với những điều kiện thuận lợi cũng như sự có mặt của các doanh nghiệp chuyên về giống, thu mua, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ chanh dây, nông dân trồng chanh dây ở Gia Lai đang có niềm tin lớn về loại cây trồng này. Tuy nhiên, để cây chanh dây phát triển bền vững, có đầu ra ổn định, nhất thiết phải chú trọng khâu tổ chức kết nối giữa doanh nghiệp, hợp tác xã với bà con nông dân từ khâu giống, phân bón, thu mua, chế biến và xuất khẩu”