CÙNG NHÀ NÔNG CHĂM SÓC CHANH DÂY VÀO MÙA MƯA ĐẠT NĂNG SUẤT CAO (PHẦN 1)

CÙNG NHÀ NÔNG CHĂM SÓC CHANH DÂY VÀO MÙA MƯA ĐẠT NĂNG SUẤT CAO (PHẦN 1)

Với tinh thần trách nhiệm trong từng ng việc, về phương diện kỹ thuật, lần này Nông Nghiệp Sesan Gia Lai muốn đồng hành cùng bà con trong việc chăm sóc chanh dây vào mùa mưa đạt năng suất cao để bà con áp dụng vào từng quy trình và cho ra sản lượng khi thu hoạch lớn nhất. 

Trồng và thu hoạch chanh dây đã và đang mang lại nhiều giá trị kinh tế cho người dân không chỉ riêng tại Tây Nguyên mà còn nhiều vùng khác trên cả nước. Tuy nhiên, hiện tiết trời nước ta đang vào mùa mưa thường kéo dài hơn 6 tháng, khiến chanh dây bị nhiều loại sâu bệnh gây hại ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng. Nông Nghiệp Sesan Gia Lai xin đưa ra một số phương pháp và kỹ thuật giúp chanh dây phát triển tốt và đạt được năng cao trong mùa mưa.

1. Chăm sóc vườn chanh dây trong mùa mưa:

Chanh dây là cây dễ trồng, có thể sống tại nhiều môi trường tự nhiên khác nhau nhưng đặc biệt phát triển tốt nhất là vùng có khí hậu ấm áp, ẩm ướt, có tầng canh tác sâu trên 50 cm, độ mùn trên 2%, PH 5,5 – 6. Lượng mưa trung bình từ 1.600 mm/năm. Tại giai đoạn sai quả và nuôi quả yêu cầu lượng nước nhiều hơn, tránh thiếu nước quả sẽ bị teo, sần sùi, xấu xí và rụng. Chính vì thế, khi bước vào mùa mưa chính là thời điểm thuận lợi nhất để bà con trồng cùng chăm sóc chanh dây đạt chuẩn xuất khẩu với năng suất cao.

1.1. Nên vệ sinh vườn, cắt tỉa cành lá:

Kỷ thuật trồng và chăm sóc chanh dây không hề phức tạp. Để chuẩn bị bước vào mùa mưa, bà con nên xem xét lại khu vực đất trồng, nếu cần thiết phải khơi thông và thoát nước tốt cho vườn chanh dây, dọn sạch cỏ xung quanh vườn và cắt tỉa cho giàn cây thông thoáng. Bà con nên làm thường xuyên để tạo ra các cành thứ cấp mới phân bố đều trên mặt giàn giúp cho cây ra hoa đậu trái được tốt hơn.

Khi mùa mưa tới, lá và cành sẽ phát triển rất nhanh nên phải quan sát để tỉa bớt lá già, lá bị sâu bệnh, tạo độ thông thoáng giữa các tán. Điều này giúp hạn chế nấm bệnh phát triển gây hại, đồng thời nhằm ức chế sinh trưởng, giúp cây ra nhiều nụ, đậu nhiều trái. Sau khi cắt tỉa cần thu gom toàn bộ cành lá đem ra khỏi vườn tiêu hủy. Có một điều nhỏ là khi cây đi kín giàn, bà con nên kéo các nhánh xuống phía dưới để chủ động tạo nhiều tầng sinh trưởng mới, nhằm tăng diện tích giàn, tăng năng suất trên một đơn vị diện tích.

Bên cạnh đó, bà con nên ngắt bỏ bớt nụ hoa, chỉ để lại những nụ trên nhánh chanh dây to khỏe. Tỉa bỏ nụ và cành yếu, để tập trung dinh dưỡng nuôi quả.

Sau thu hoạch đợt quả của một năm, vào khoảng tháng 11, 12 bà con nên cắt hết tất cả các cành trên mặt giàn đã cho trái. Để lại thân và các cành từ mặt đất tới giàn. Chăm sóc để cây ra chồi mới, phân cành cấp 2,3 và các cành quả cho năm tiếp theo.

1.2. Bón phân một cách hợp lý trong mùa mưa:

Giai đoạn mùa mưa cũng là thời gian cây chanh dây trong giai đoạn ra hoa, trổ quả. Do vậy, nhu cầu dinh dưỡng cây chanh dây cần rất lớn. Bà con nên bổ sung dinh dưỡng cho cây một cách hợp lý, đặc biệt là nguyên tố kali. Dưới đây là liều lượng bón phân bà con cùng tham khảo và thực hiện hợp lý cho vườn chanh dây nhé!

Hình ảnh: Bón phân hợp lý (Nguồn: Internet)

  • Liều lượng bón phân cung cấp chất dinh dưỡng cho cây:
  • Phân hữu cơ: Bón 2 lần trong mùa mưa. Vào thời điểm đầu và giữa mùa mưa, mỗi lần bón 10 kg phân chuồng/gốc; bổ sung phân lân 2 lần vào đầu và giữa mùa mưa với lượng khoảng 0,4 kg/gốc/lần bón.
  • Phân hóa học: Thường 15 ngày bón một lần với lượng 50g ure + 100g kali/gốc hoặc dùng 100g phân NPK 16-8-16 + 40g kali/gốc.
  • Phân bón lá: Cần phun thêm các loại phân bón như REGEN chứa nguyên tố trung vi lượng như Ca, Mg, S, B, Mo, Fe,… nhằm thúc đẩy cây sinh trưởng phát triển, kích thích ra hoa, đậu trái sau các lần thu hoạch, có thể sử dụng phân BLUM, 30 ngày phun một lần; HUMIC GRIN… định kỳ 7-10 ngày một lần.

Bà con nên dựa trên chất đất và nguồn tài nguyên đất hiện tại đang có để cung cấp đủ dưỡng chất cho cây. Để giảm tình trạng bón nhiều phân sẽ làm cho nồng độ chất tan ở trong dung dịch đất cao hơn so với nồng độ chất tan ở trong tế bào cây trồng, khiến cho rễ cây không hút được nước từ ngoài môi trường vào mà nước lại đi ra ngoài tế bào nên làm cho cây bị héo và chết.

2. Biện pháp phòng bệnh ảnh hưởng đến chanh dây trong mùa mưa:

Để vườn luôn thông thoáng và cung cấp đủ độ ẩm cho cây trong mùa mưa thì các bác nên cân nhắc ngay từ ban đầu về mật độ cây giống, khoảng cách giàn, cùng số lượng nhánh hay số lượng hoa trên mỗi cành. Việc phòng bệnh cho cây ngày từ thời điểm ban đầu là điều vô cùng quan trọng. Trong quá trình chăm sóc cây chanh dây, phải bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali để cây phát triển tốt nhất. Bên cạnh đó, tăng cường bón thêm phân hữu cơ, vôi bột hoặc tro trấu cũng cung cấp lượng dưỡng chất tốt nhất cho cây.

Nếu trong quá trình chăm sóc cây bị nhiễm sâu bệnh thì các bác nên xem xét và tìm hiểu ngay để có hướng giải quyết tốt nhất. Kiểm tra vườn để phát hiện và nhổ bỏ sớm những cây bị bệnh đem tiêu hủy để tránh lây lan ra cây khác. Sau khi nhổ bỏ, bón vôi bột vào chỗ vừa nhổ để khử trùng đất. Các bác có thể sử dụng bộ đôi Chế phẩm sinh học VENRI + NANO CU để giảm lây lan và trị dứt điểm nấm khuẩn gây bệnh.

Mùa mưa bao gồm những điều kiện thuận lợi nhất đáp ứng cho sự phát triển của cây chanh dây. Đây cũng là mùa mà nhiều loại sâu bệnh hoành hành, vì khí hậu ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển nên bà con cũng nên lưu ý để có biện pháp tối ưu nhất phòng bệnh.

Mời bà con cùng đón đọc Phần 2: Cùng nhà nông chăm sóc chanh dây vào mùa mưa giúp đạt năng suất cao, chuyên mục về một số bệnh mà cây chanh dây hay mắc phải vào mùa mưa cùng một số biện pháp phòng và trị bệnh.

Cảm ơn bà con đã theo dõi!

Chia sẻ bài viết:
Bài viết khác:
z5949161936720_b8046c8d64636ac977bf23378907040a
Quy trình chăm sóc chanh dây Sumit Đức Điền
nong-nghiep-sesan-xuat-khau-chanh-tuoi
Chanh dây Việt Nam chính thức được phép vào Mỹ
chanh-day-giong-gia-tot
Bạn biết gì về giống chanh dây Đài Nông 1 Đức Điền?
Tuyển dụng t10 2024-01
Tuyển dụng Kỹ Sư Thực Phẩm - Kỹ sư Nông Nghiệp - Công Nhân tại Gia Lai tháng 10/2024
12
TUYÊN DỤNG NHÀ PHÂN PHỐI - ĐẠI LÝ
ĐĂNG KÝ ĐẠI LÝ