Chanh dây ngày càng được nhiều nước ưa chuộng với những lợi ích mà nó mang lại. Hiện tại, với điều kiện thích hợp Tây Nguyên là một trong những đơn vị tiên phong trong việc gia tăng sản xuất chế biến chanh dây và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
Là khu vực có điều kiện khí hậu ôn hoà, Tây Nguyên là một trong những vị trí thích hợp để phát triển cây chanh dây. Những năm gần đây, các cơ quan có thẩm quyền và người dân địa phương đã có những bước thay đổi, chuyển mình để phù hợp với điều kiện xuất khẩu chanh dây ra thị trường Thế giới.
Để đảm bảo đầu ra ổn định trên thị trường thế giới, chanh dây cần đáp ứng những yêu cầu của thị trường xuất khẩu cụ thể như:
Đối với thị trường châu Âu:
– Cục Môi Trường, Thực phẩm và Vấn đề nông thôn của Anh Quốc (DEFRA) đã đưa ra yêu cầu về chất lượng và ghi nhãn mác cụ thể. Rau quả tươi nhập khẩu vào Châu Âu chắc chắn phải được kiểm chứng bởi cơ quan thanh tra.
– Châu Âu có quy định chi tiết về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tối đa. Nhà sản xuất phải đảm bảo mức dư lượng các hóa chất ở mức cho phép trước khi đưa vào thị trường này.
– Tất cả những loại nông sản như chanh dây khi nhập khẩu vào EU đều phải dán tem truy xuất. Như vậy mới có thể đảm bảo nguồn gốc của sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn về vùng trồng, quy trình sản xuất.
– Chanh dây xuất khẩu sang EU còn cần đáp ứng được những chứng nhận về môi trường, chứng nhận về xã hội…Những chứng nhận này được xác nhận bởi các tổ chức danh tiếng như Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO).
Đối với thị trường Trung Quốc:
– Tổng cục Hải quan Trung Quốc đề nghị các vùng trồng và cơ sở đóng gói chanh leo phải được đăng ký và phê duyệt bởi Tổng cục Hải quan Trung Quốc và Cục Bảo vệ thực vật
– Kiểm dịch thực vật chặt chẽ trước khi xuất khẩu.
– Thực hành nông nghiệp tốt
– Ghi chép và lưu trữ hồ sơ
– Giám sát sinh vật gây hại và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
– Đặc biệt, cán bộ kỹ thuật phải được đào tạo để kiểm soát toàn bộ quy trình sản xuất, đóng gói.
Ngoài hai thị trường tiêu biểu này, tiêu chuẩn chanh dây xuất khẩu cần được đảm bảo với tất cả các thị trường xuất khẩu. Nhìn chung đều có những điểm giống nhau, các công ty, nhà máy cần nắm bắt chính xác yêu cầu của từng thị trường để đảm bảo chanh dây có đầu ra ổn định trên thị trường nông sản thế giới.
Nhằm đảm bảo điều kiện xuất khẩu, các cơ quan chuyên ngành đã tổ chức những buổi tập huấn cho bà con nông dân về yêu cầu của các nước xuất khẩu. Đặc biệt là khâu xử lý bảo vệ thực vật và biện pháp sinh học. Đây là những yếu tố đặc biệt để chanh dây nâng cao hơn chất lượng cũng như giá trị.
Một trong những nỗ lực của cơ quan chức năng trong việc phát triển bền vững cây chanh dây chính là tổ chức canh tác khoanh vùng nguyên liệu. Không những tổ chức canh tác theo quy mô lớn mà còn kết hợp canh tác với sản xuất, chế biến tại chỗ để đảm bảo chất lượng sản phẩm cao nhất. Cụ thể là việc các cơ quan chức năng kết hợp với các nhà máy, xí nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân để tạo vùng trồng nguyên liệu, đồng thời cũng giúp các nhà máy trên địa bàn có điều kiện thuận lợi để mở rộng sản xuất, chế biến. Nắm bắt được lợi thế từng vùng nguyên liệu, để đầu tư, quy hoạch vùng trồng hiệu quả, đạt chất lượng chính là chìa khoá để phát triển bền vững cây chanh dây.
Những năm gần đây, cùng với nhu cầu trồng chanh dây của bà con thị trường giống chanh dây có nhiều thay đổi. Ngoài các loại giống chanh đủ tiêu chuẩn, kháng sâu bệnh của các công ty uy tín thì cũng tồn tại tràn lan những cây giống chanh không đủ tiêu chuẩn về kháng sâu bệnh nhưng vẫn được đưa ra thị trường. Để đảm bảo cho bà con nông dân, các cơ quan ban ngành cần kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc xuất xứ của giống chanh dây trên thị trường. Bên cạnh đó, những người nông dân nên chọn mua những cơ sở sản xuất chanh giống uy tín, đảm bảo chất lượng để cây giống của mình khoẻ mạnh và sạch bệnh nhất, có như vậy thì vườn chanh mới đạt năng suất cao, đem lại hiệu quả kinh tế cao.