Chanh dây hiện đã và đang nắm giữ thị trường trong và ngoài nước. Nông Nghiệp Sesan Gia Lai tự tin là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong việc xuất khẩu chính ngạch chanh dây sang thị trường Trung Quốc.
Chanh dây là loại cây quay vòng vốn nhanh, phát triển với thân bò như dây leo. Chanh dây có thể trồng ở mọi miền trên tổ quốc. Tuy nhiên, để trồng chanh dây hiệu quả, đem lại năng suất cao và tiết kiệm chi phí ban đầu thì không phải là điều dễ dàng. Bài viết này chúng tôi xin gửi đến bà con giải pháp canh tác chanh dây hiệu quả và tiết kiệm chi phí ban đầu.
1. Đặc điểm sinh trưởng của cây chanh dây:
– Chanh dây là loại cây nhiệt đới, thích hợp trồng ở độ cao từ 1000 – 1200m so với mực nước biển.
– Đất có thể trồng chanh dây khá đa dạng, tuy nhiên cây phù hợp nhất với đất có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt, đất bằng phẳng, ẩm ướt, có tầng canh tác sâu trên 50cm.
– Nhiệt độ thích hợp để trồng chanh dây là 18 đến 25 độ C.
– Cây chanh dây cần tưới nước thường xuyên. Đặc biệt trong thời gian cây ra hoa đậu quả cần cung cấp đủ ẩm để cây nuôi hoa, nuôi quả.
2. Chọn giống chanh dây.
Bà con nên chọn giống chanh dây chất lượng, có nguồn gốc tem nhãn, xuất xứ rõ ràng để đảm bảo cho chanh dây khỏe mạnh, sạch bệnh và kháng bệnh tốt.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, đội ngũ kĩ sư chuyên nghiệp cùng hệ thống cơ sở vật chất hiện đại Nông Nghiệp Sesan Gia Lai mang đến cây giống chanh dây Đài Nông 1 Đức Điền cho bà con với tiêu chí: giống chuẩn nhà kính, kháng bệnh tốt, năng suất cao, trái xuất Âu.
3. Làm giàn cho chanh dây.
Chanh dây là loại cây cần làm giàn để cây phát triển. Hiện nay có nhiều loại giàn chanh dây như giàn chữ I, giàn chữ T,.. và bằng nhiều loại vật liệu khác nhau. Loại giàn có thể chống chịu tốt, ít hao mòn và khó bị hư hỏng là cột bê tông. Để tiết kiệm chi phí, bà con nên làm cọc chính bằng bê tông và cọc phụ bằng các loại cây khác như tre hoặc thép. Ngoài ra, nếu trồng xen canh chanh dây ở các vườn cafe, tiêu còn non thì có thể tận dụng được các cọc có sẵn của tiêu, cà phê để làm cọc chính cho chanh dây.
4. Tưới nước cho chanh dây.
Nước tưới là yếu tố quan trọng trong canh tác chanh dây. Trước đây, bà con thường tưới nước thủ công nên tốn thời gian, ngoài ra còn không kiểm soát được lượng nước tưới cho cây. Hiện nay, công nghệ ngày càng được nâng cao, hệ thống tưới được nâng cấp, có các hệ thống tưới tự động, nhỏ giọt, phun sương, vừa tiết kiệm nước, hiệu quả cao lại đảm bảo cây nhận được nước liên tục, không làm mất thời gian, công sức của nông dân.
5. Bón phân cho cây chanh dây.
Chanh dây cần được chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng trong suốt quá trình phát triển. Tùy vào mỗi giai đoạn mà bổ sung các dưỡng chất phù hợp cho chanh hiệu quả để cây sinh trưởng khỏe mạnh.
Bón lót phân chuồng cho cây chanh: Trước khi trồng, bón lót phân chuồng, phân hữu cơ hoai mục khoảng 20 kg/hố trồng. Việc bón lót có ý nghĩa quan trọng giúp cây non có ngay chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.
Sử dụng các loại phân bón NPK có hàm lượng Đạm và lân cao bón cho cây chanh dây giai đoạn này như: NPK Hà Lan 16.16.8+TE; NPK Hà Lan 20.20.15+TE… lượng bón từ 0,2 – 0,4kg/lần bón, bón từ khi trồng (20 ngày sau khi trồng) và duy trì mỗi tháng 1 lần đến khi cây bắt đầu vào mùa hoa (trước khi ra hoa 1 tháng) thì dừng lại.
Giai đoạn sau khi đậu quả non: Sử dụng các loại phân có hàm lượng Đạm, Lân, Kali tương đồng hoặc Kali cao như NPK Hà lan chuyên dùng cho chanh dây như: NPK Hà Lan 15.15.15+TE; NPK 17.7.17+TE hoặc NPK 12.12.18+TE sử dụng 100% Kali Sunphat cho chanh dây thơm ngon hơn: bón 0,5kg/cây, bón 2 – 3 lần mỗi tháng (ngừng bón trước khi thu hoạch quả 1 tháng).
6. Phòng trừ sâu bệnh hại cho chanh dây.
Mỗi loại cây đều cần phòng trừ sâu bệnh, đối với chanh dây nên thường xuyên kiểm tra vườn để kịp thời phát hiện những dấu hiệu sớm nhất của sâu bệnh hại để có biện pháp xử lí kịp thời. Tuy nhiên, không nên lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều vì như vậy sẽ ảnh hưởng tới người tiêu dùng và chính bà con.
Về cơ bản, để trồng chanh dây hiệu quả và tiết kiệm chi phí, bà con nên cân nhắc đến các vấn đề như cây giống, hệ thống tưới, làm giàn và bón phân cho chanh dây. Chi phí cho 1 sào chanh dây bao gồm giống, trụ làm giàn, phân bón hiện nay rơi vào khoảng 8 đến 10 triệu cho 1 sào chanh dây. Với giá thị trường khoảng 15.000 đồng/ kí. 1 sào chanh dây cho thu hoạch từ 8 đến 10 tấn/ năm. Bà con có thể thu lời từ 40 triệu đến 50 triệu cho 1 sào chanh dây bà con có thể thu về nguồn lợi rất lớn. Đây là một tin mừng đến bà con nông dân trồng chanh. Để phát triển chanh dây bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân thì cần đẩy mạnh hơn nữa về khoa học kỹ thuật, cây giống, phòng trừ sâu bệnh và đặc biệt là sự quan tâm của các cơ quan có thẩm quyền.