Nếu nắm bắt được kĩ thuật, bà con cần lưu ý chăm sóc, cắt tỉa thường xuyên để cây sinh trưởng, phát triển khoẻ mạnh và đúng chu kì. Có như vậy thì cây mới phát triển khoẻ mạnh, đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cho bà con.
Chanh dây là loại cây thân leo, sống lâu năm. Chanh dây leo bám bằng nhiều tua cuốn, trong suốt quá trình phát triển, cây ra nhiều cành lá, mầm nhánh, tán rậm rạp, ưa nước nhiều. Thế cho nên công đoạn cắt tỉa cành và lá rất quan trọng, việc này giúp giảm khả năng trú ngụ của sâu bệnh, quyết định rất lớn đến năng suất của cây chanh. Sau đây, Nông Nghiệp Sesan Gia Lai gửi đến bà con kĩ thuật tỉa càng và lá cho chanh dây để bà con tham khảo:
1. Giai đoạn cây con và chuẩn bị leo giàn
Kỹ thuật tỉa cành và lá đúng cách cho chanh dây
Cây mới khi mua về, sau khi ươm cây đủ lớn để trồng ra đất, tiến hàng chăm sóc để cây phát triển tốt. Cây con lớn, cho những lá dày và xanh tốt chứng tỏ cây phát triển tốt, có thể tiến hành cho cây leo giàn.
– Cây con bám đất và phát triển đến tầm 30 đến 40cm thì dùng kìm buộc chanh dây hoặc kẹp nhựa cố định cây vào cột trụ/cọc choái để cây bám vào chuẩn bị cho giai đoạn leo giàn.
– Khi cây lớn được tầm 1m, bắt đầu leo giàn thì tiến hành bấm bớt các lá già ở gốc, đồng thời bấm ngọn để cây cho tán cấp 2 để tạo tán cho cây. Ở tán cấp 2 để tầm 3 đến 4 cành cho cây toả ra các hướng xung quanh cho đến khi cây phủ kín giàn.
Lưu ý: Trong giai đoạn cây mới trồng và chưa phát triển tới 1 m thì không cắt các lá ở cây chính mà chỉ cắt tỉa những chồi nách để cây tập trung phát triển thân chính.
2. Giai đoạn cây ra hoa, đậu quả.
Kỹ thuật tỉa cành và lá đúng cách cho chanh dây
Trong giai đoạn này, việc cắt tỉa cành vừa có tác dụng bổ trợ cho việc nuôi hoa, đậu trái vừa có tác dụng tránh sâu bệnh cho cây.
– Sau khi cây ra hoa ở các cành và bắt đầu đậu quả, trên những cành ra hoa và nuôi quả thì tiến hàng cắt bớt ngọn. Để lại những nách đã ra hoa và quả, phần ngọn còn lại tỉa bớt cách nách gần nhất có hoa hoặc quả tầm 10 đến 15cm cho cây tập trung nuôi quả.
– Ở những cành có hoa và quả cách xa cành chính từ 3 đến 5 nách thì nên tiến hành cắt bỏ, bởi những quả này không đạt tiêu chuẩn, quả thành phẩm có mẫu mã không đạt.
– Cắt bỏ những cành không cho hoa, cành mọc lộn xộn, cành phát triển yếu để cây tập trung nuôi những cành đậu quả. Đồng thời tạo sự thông thoáng cho cây tránh sâu bệnh.
3. Giai đoạn sau khi thu hoạch.
Đây là giai đoạn cắt tỉa cành, là giai đoạn quyết định vụ sau cây phát triển tốt hay không.
– Sau khi thu hoạch xong, tiến hành cắt tỉa những cành lá đã cho trái, những cành đã già và không có khả năng ra nhánh mới. Để vụ tới cây bật nhánh mới.
– Vị trí cắt tỉa cần tuân thủ nguyên tắc cắt từ chỗ phân cành chính từ 10 đến 15cm hoặc tính từ thân chính ra để từ 2 đến 3 nách lá. Tiến hành cắt từ cành lớn đến cành bé.
– Sau khi đã cắt tỉa thì vệ sinh vườn sạch sẽ, dọn hết những cành đã cắt xuống để hạn chế môi trường phát triển của sâu bệnh và tránh lây lan đến cây.
Trên đây là những lưu ý cần thiết về kĩ thuật cắt tỉa cành và tạo tán cho cây mà Nông Nghiệp Sesan muốn gửi tới bà con để tham khảo. Nắm bắt được kĩ thuật, bà con cần lưu ý chăm sóc, cắt tỉa thường xuyên để cây sinh trưởng, phát triển khoẻ mạnh và đúng chu kì. Có như vậy thì cây mới phát triển khoẻ mạnh, đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cho bà con.