KỸ THUẬT TRỒNG CHANH DÂY HỮU CƠ ĐỦ TIÊU CHUẨN XUẤT KHẨU

KỸ THUẬT TRỒNG CHANH DÂY HỮU CƠ ĐỦ TIÊU CHUẨN XUẤT KHẨU

Chanh dây ngày càng lên ngôi, thị trường cũng ngày càng được mở rộng nên đối với vấn đề chất lượng được các nhà vườn đặc lên hàng đầu. Trên cơ sở đó, nhiều nhà vườn đã áp dụng kỹ thuật trồng chanh dây hữu cơ đủ tiêu chuẩn xuất khẩu giúp bà con đạt năng suất cao.

Ngày nay, trồng chanh dây đang là xu thế chung của bà con nông dân bởi chanh dây dễ trồng, dễ chăm sóc, lại mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chanh dây ở Việt Nam không chỉ dừng lại ở thị trường trong nước mà ngày càng mở rộng, xuất khẩu ra thị trường thế giới. Để có thể xuất khẩu được, chanh dây cần phải đạt tiêu chuẩn của khách hàng đặt ra, có được điều đó thì ngay từ bước những bước đầu tiên đã cần được chăm chút kĩ lưỡng. Vì lí do đó, chúng tôi xin giới thiệu đến bà con kĩ thuật trồng chanh dây hữu cơ đủ tiêu chuẩn xuất khẩu:

Yêu cầu về khí hậu đất đai trồng chanh dây?

Chanh dây là loại cây phù hợp với kiểu khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới nên hoàn toàn phù hợp với khí hậu Việt Nam. Tuy nhiên, để cây được phát triển tốt nhất thì nên được trồng ở những nơi có nhiệt độ trung bình từ 18 đến 30 độ C, đủ ánh sáng và khuất gió. Một trong những vùng phù hợp với những điều kiện đó là ở vùng Tây Nguyên nước ta.

Về đất đai, chanh dây phù hợp với hầu hết các loại đất từ đất đỏ bazan, feralit, đất thịt nhẹ, đất cát cổ. Đất trồng cần phải thoát nước tốt, pH của đất từ 5.5 – 6.0.

Lựa chọn giống chanh dây phù hợp?

Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại giống chanh dây để bà con lựa chọn. Tuy nhiên, cần lựa chọn giống cây tốt, đảm bảo chất lượng, có bao bì, nhãn mác rõ ràng xuất xứ để bảo bảo cây giống sạch bệnh, có sức chống chịu tốt, hạn chế các loại côn trùng phổ biến.

Thời điểm trồng chanh phù hợp?

Chanh dây có thể xuống giống vào bất kì thời điểm nào trong năm bởi đặc tính dễ trồng, dễ chăm sóc. Tuy nhiên, thời điểm thích hợp nhất là tháng 4 đến tháng 6 dương lịch hằng năm. Đây là thời điểm mùa mưa ở Tây Nguyên nên phù hợp cho cây phát triển, giảm công tưới cho cây mà vẫn đảm bảo cây phát triển tốt.

Chuẩn bị đất trồng?

– Chuẩn bị lớp đất mịn, tơi xốp trên bề mặt, trộn với 1 ít phân chuồng đã ủ hoai mục hoặc 1 ít phân lân. ( chú ý trộn thật đều, hạn chế cho quá nhiều phân sẽ làm cháy rễ chanh non)

– Sau khi đào hố thì rắc vôi và đảo đều để xử lý đất.

– Khoảng 1 tháng sau bỏ phân chuồng đã ủ hoai mục hoặc phân gà nở đảo thật đều.

Mật độ trồng chanh

Tuỳ theo địa hình, loại đất, loại dàn mà bà con lựa chọn để xác định mật độ trồng hợp lí. Mật độ thích hợp được các kĩ sư khuyến khích là 3 x 3m.

Trong trường hợp trồng xen cây chanh dây với các loại cây khác có thể duy trì mật độ 5 x 5m, 5 x 4m hoặc 5 x 4m.

Trồng chanh:

– Khi đất đã đủ độ ẩm, hoặc đã chuẩn bị hệ thống tưới xong thì bỏ 1 gốc từ 0.5-1kg phân lân đảo đều rồi tiến hành trồng.

– Chú ý trồng cao hơn bềmặt hốđểphòng chống ngập úng vào mùa mưa.

– Mua ly nhựa chụp lại cho cây để hạn chế bị dế cắn.

– Sau khi trồng thì ngay lập tức đổ thuốc Bio để phòng trừ sùng mối.

– Mưa nhiều thì nên phun phòng nấm bệnh cho cây 3 ngày 1 lần.

– Tháng bón 1-2 lần NPK.( đổ gốc humic, đạm cá hoặc các dòng phân khác cho cây)

– Bổ sung phân hữa cơ cho cây 1 tháng 1 lần.

– Đến giai đoạn chia cành, nuôi hoa trái… thì bổ sung các dòng phân làm bông, trung vi lượng,…cho cây.

Chăm sóc chanh dây?

– Làm giàn:

Trên thực tế có nhiều lựa chọn làm giàn cho chanh dây như giàn chữ T, giàn thẳng đứng, giàn truyền thống. Tuỳ vào địa thế đất, điều kiện kinh tế,…để bà con chọn kiểu giàn phù hợp. Tuy nhiên kiểu giàn sẽ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng quả và quá trình chăm sóc nên bà con cần cân nhắc kĩ để lựa chọn kiểu giàn tương ứng

– Tưới nước:

Chanh leo là loài cây ưa ẩm, cần lượng nước nhiều nên cần tưới 2 lần một ngày. Đặc biệt vào mùa khô nóng, cây cần nhiều nước hơn để ra chồi mới, ra hoa và đậu quả. Trong giai đoạn ra hoa, làm trái nếu không cung cấp đủ nước sẽ khiến hoa héo và teo trái.

– Cắt tỉa:

Việc cắt tỉa nên được làm thường xuyên để tạo ra các cành thứ cấp mới phân bố đều trên mặt giàn giúp cho cây ra hoa, đậu trái được tốt hơn. Vào mùa mưa nên tỉa bớt lá để hạn chế sâu bệnh đồng thời để cây ra nhiều nụ và đậu nhiều trái hơn. Sau khi thu hoạch nên cắt hết các cành trên mặt giàn đã cho trái. Để lại thân và các cành từ mặt đất tới giàn. Nếu chanh dây không được đốn tỉa hoàn toàn vào cuối năm, sang năm sau sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển đặc biệt làm hạn chế đến năng suất.

Lựa chọn giống chanh dây tốt ở đâu?

Với công nghệ tiên phong trong lĩnh vực cấy ghép chanh dây. Công ty Nông Nghiệp Sesan Gia Lai là địa chỉ tin cậy cho bà con nông dân lựa chọn khi quyết định mua giống chanh dây.

Khi mua hàng tại công ty Nông Nghiệp Sesan Gia Lai bà con còn được tư vấn kỹ thuật trồng chanh bởi đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và có kiến thức chuyên môn.

Chia sẻ bài viết:
Bài viết khác:
z5949161936720_b8046c8d64636ac977bf23378907040a
Quy trình chăm sóc chanh dây Sumit Đức Điền
nong-nghiep-sesan-xuat-khau-chanh-tuoi
Chanh dây Việt Nam chính thức được phép vào Mỹ
chanh-day-giong-gia-tot
Bạn biết gì về giống chanh dây Đài Nông 1 Đức Điền?
Tuyển dụng t10 2024-01
Tuyển dụng Kỹ Sư Thực Phẩm - Kỹ sư Nông Nghiệp - Công Nhân tại Gia Lai tháng 10/2024
12
TUYÊN DỤNG NHÀ PHÂN PHỐI - ĐẠI LÝ
ĐĂNG KÝ ĐẠI LÝ