Nhận thức được những lợi ích kinh tế mà chanh dây mang lại, nước ta không ngừng nỗ lực mở rộng diện tích trồng chanh dây. Gần đây nhất chanh dây Việt Nam đã chính thức xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.
Chanh dây hiện đang đứng ở vị trí thứ 17 trong số các loại trái cây có quy mô diện tích sản xuất lớn ở Việt Nam. Trong vòng 5 năm qua, sản lượng và giá trị xuất khẩu chanh leo nước ta đã tăng hơn 300%.
Tính tới thời điểm hiện tại chanh dây Việt Nam đã có mặt ở những thị trường khó tính như: Úc, Đức, Pháp, Hà Lan, Hàn Quốc, Đài Loan, Thuỵ Sỹ và gần đây nhất chanh dây Việt Nam đã chính thức xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc vào tháng 7/2022.
Nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi, những năm gần đây nước ta liên tục mở rộng quy mô trồng chanh dây trên cả nước. Cụ thể là 46/63 tỉnh thành đang trồng chanh dây với sản lượng 500 000 – 600 000 tấn/năm tập chung chủ yếu ở vùng núi phía bắc và các tỉnh Tây Nguyên. Bên cạnh đó, nhu cầu về chanh dây tươi cũng như các sản phẩm chế biến từ chanh dây như: chanh dây đóng chai, chanh dây đông lạnh, nước ép chanh dây,… trên thế giới tăng mạnh. Đây cũng chính là những lợi thế của Việt Nam khi sản xuất, chế biến và xuất khẩu chanh dây ra Thế giới.
Trước đây, khi chưa có đầu ra ổn định, nông dân thường canh tác chanh dây dưới dạng nhỏ lẻ, không tập trung. Hiện nay thị trường chanh dây được mở rộng, đặc biệt là thị trường xuất khẩu chanh dây chính ngạch qua Trung Quốc. Nhìn thấy được tiềm năng đó, các công ty tập trung liên kết với các hợp tác xã để trồng chanh dây xuất Trung. Công ty hướng dẫn bà con trồng chanh dây theo chuẩn xuất khẩu, thu mua chanh dây tươi đồng thời chế biến các sản phẩm từ chanh dây để xuất khẩu.
Để có thể xuất khẩu chanh dây, nhìn chung cần đáp ứng các điều kiện từ thị trường như kiểm dịch thực vật trước xuất khẩu, ghi chép và lưu trữ hồ sơ, giám sát sinh vật gây hại và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo quy trình thực hành nông nghiệp tốt,…Ngoài ra, đối với mỗi thị trường xuất khẩu riêng sẽ cần có những quy định riêng cần tuân thủ.
Nhận thức được những lợi ích kinh tế mà chanh dây mang lại, nước ta không ngừng nỗ lực mở rộng diện tích trồng chanh dây. Với mục tiêu đến năm 2025 riêng Gia Lai có hơn 20 000 ha diện tích trồng chanh dây. Song song đó cũng đẩy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm để mở rộng thị trường xuất khẩu. Đây là một tín hiệu đáng mừng khi chanh dây Việt Nam vừa góp phần cải thiện kinh tế cho nông dân đồng thời cũng khẳng định vị thế của nông sản Việt trên trường quốc tế.