Ghi nhận thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT), chanh dây Việt Nam được đưa vào “bàn cân” nông sản, có thể “du nhập” vào thị trường Mỹ. 2 quốc gia đang đàm phán về biện pháp kiểm dịch thực vật với trái chanh dây tươi. Dự kiến nếu hoàn thành, nông sản Việt Nam sẽ được mở rộng hơn nhờ sản phẩm chanh dây xuất khẩu trong năm 2025 sắp tới. Chanh dây xuất khẩu giúp ngành nông sản Việt ngày một phát triển. Đặc biệt, là xuất khẩu chanh leo sang các quốc gia khu vực Châu Âu. Đây là bước đệm cho nền nông sản Việt Nam.
Mục Lục
ToggleXUẤT KHẨU CHANH DÂY SANG TRUNG QUỐC
ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHANH DÂY VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC
Chanh leo Việt Nam thuộc TOP 10 trái cây được phép xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Đứng sau thanh long, vải, nhãn, chuối, dưa hấu, xoài, mít, chôm chôm, măng cụt.

Ông Nguyễn Quang Hiếu, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế và truyền thông (Cục Bảo vệ thực vật) chia sẻ, chanh leo đã và đang được trồng tại 46 tỉnh. Với tổng diện tích khoảng tầm 6.000 ha. Đạt sản lượng 300.000-400.000 tấn/năm. Phân bổ chủ yếu tại Tây Bắc, Tây Nguyên Việt Nam. Chanh leo nếu được thâm canh tốt, có thể cho thu hoạch 4-6 vụ/năm. Châu Âu được xem là đối tác/bạn hàng lớn nhất nhập khẩu chanh leo của Việt Nam. Từ năm 2016, Cục Bảo vệ thực vật đã đàm phán mở cửa thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong 6 năm, hai bên tích cực xúc tiến trao đổi về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với trái chanh dây nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc.

GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU QUẢ CHANH DÂY
Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho hay, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã phê duyệt nhập khẩu thí điểm chanh leo trái Việt Nam từ tháng 7 năm 2022. Dựa trên thỏa thuận về yêu cầu kiểm dịch, Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho phép nhập khẩu trái chanh dây tươi của Việt Nam sang tổng 7 cửa khẩu tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Bao gồm: Pò Chài, Hữu Nghị quan, Bằng Tường, Ga Đường sắt Bằng Tường, Đông Hưng, Long Bang, Thủy Khẩu.
Ngoài ra, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đề nghị vùng trồng và doanh nghiệp đóng gói chanh dây phải đăng ký và phê duyệt bởi Tổng cục Hải quan Trung Quốc và Cục Bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó, cần thực hành nông nghiệp tốt, lưu trữ hồ sơ, giám sát sinh vật gây hại và đảm bảo dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, an toàn vệ sinh, kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất & đóng gói.

Dựa theo đánh giá, ước tính, Việt Nam xuất sang thị trường Châu Âu khoảng 3-5% sản lượng trái, qua Trung Quốc khoảng tầm 20%. Bên cạnh xuất trái, thì lượng tiêu thụ và sản xuất trong nước theo hình thức ép nước. Tuy nhiên, tiềm lực mạnh nhất vẫn là xuất khẩu nguyên trái. Nhưng trở ngại lớn thường là khâu bảo quản & xuất khẩu sang Châu Âu. Vì bảo quản khó khăn nên đa phần xuất khẩu chanh dây qua Trung Quốc là chủ yếu.
CHANH DÂY ĐỨC ĐIỀN – GIỐNG CHANH DÂY THUỘC TOP 1 VIỆT NAM
- Về cây giống: giống chanh dây Đài Nông 1 Đức Điền và summit Đức Điền được sản xuất theo công nghệ cao Đài Loan
- Về hình thức: trái chín có màu tím đậm, quả to, vỏ bóng, bắt mắt
- Về hương vị: trái có vị thơm dịu, thanh chua xen lẫn ngọt hậu trong khoang miệng
- Về chất lượng: trái Đài Nông 1 Đức Điền đạt tiêu chuẩn của Tổng cục hải quan Trung Quốc, Châu Âu

Với cơ sở hiện đại, nhân lực chuyên môn cao, Đức Điền đã và đang là nhà sản xuất giống chanh dây số 1 tại Việt Nam. Chúng tôi chuyên cung cấp cây giống chất lượng nhất tại thị trường Việt Nam. Đức Điền sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đúng với tầm nhìn & sức mệnh đưa ra.
BƯỚC TIẾN MỚI CHO HÀNH TRÌNH CHINH PHỤC
Trong tháng 8-2024, Bộ NN & PTNT đã hoàn tất quá trình đàm phán về kỹ thuật và chuyển đổi sang các thủ tục pháp lý. Cho phép Việt Nam nhập khẩu chanh dây vào thị trường nước Mỹ. Theo kết quả dự báo của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu chanh leo qua thị trường Mỹ dự kiến mỗi năm đạt khoảng 50-100 triệu USD.
Tiếp nối xoài, nhãn, vải thiều, thanh long. Chanh dây chính thức trở thành trái cây thứ 5 được công nhận, xuất chính ngạch sang thị trường nước Úc. Toàn quốc có tổng diện tích gần 9.5 nghìn hecta chanh dây. Cho ra sản lượng tiêu chuẩn khoảng 190 nghìn tấn chanh/năm. Chủ yếu trồng tại các khu vực của Tây Nguyên.

Đứng sau các quốc gia như Brazil, Colombia, Peru & Ecuador, Việt Nam cũng là nước cung ứng, xuất khẩu chanh dây lớn thế giới. Trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu chanh dây của Việt Nam đạt khoảng 222 triệu USD.
TẠI SAO TRÁI CHANH DÂY XUẤT KHẨU CẦN ĐẨY MẠNH THỊ TRƯỜNG MỸ?
1001+ LÍ DO CHANH DÂY TRÁI NÊN “KẾT GIAO” VỚI THỊ TRƯỜNG MỸ?
- Thị trường tiêu thụ lớn. Mỹ là một trong những thị trường tiêu thụ trái cây lớn nhất thế giới với nhu cầu đa dạng và không ngừng tăng
- Người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng trái cây nhiệt đới. Chanh dây thơm ngon, giàu vitamin và khoáng chất. Chắc chắn sẽ “chinh phục” nhiều khách hàng Mỹ khó tính
- Mang lại thu nhập lớn cho bà con nông dân và doanh nghiệp Việt Nam. Nâng cao giá trị nông nghiệp Việt Nam

CƠ HỘI & THÁCH THỨC CHO NGÀNH CHANH DÂY XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM
- Cơ hội:
- Mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng thu nhập cho nông dân
- Nâng cao giá trị thương hiệu của trái cây Việt Nam trên thị trường quốc tế
- Khuyến khích đầu tư vào sản xuất, chế biến và xuất khẩu

- Thách thức:
- Đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn khắt khe của Mỹ
- Xây dựng hệ thống sản xuất chuyên nghiệp, đáp ứng đủ lượng hàng hóa ổn định
- Đa dạng hóa các kênh phân phối và tiếp thị sản phẩm tại Mỹ
Cửa thị trường Mỹ mở rộng, đón đầu phát triển cho chanh dây Việt Nam. Đây là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, để tận dụng tốt cơ hội này, cả nhà nước, doanh nghiệp và nông dân cần chung tay nỗ lực. Vượt qua thách thức nhằm phát triển, đưa ngành chanh dây xuất khẩu Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế.
Thông tin liên hệ:
- Fanpage: Đài Nông 1 Đức Điền – Nông Nghiệp Sesan nongnghiepsesan.com
- Website: nongnghiepsesan.com
- Hotline: 0969 488 658
SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ
