Các nghiên cứu gần dây cho thấy, thiên địch của sâu hại chanh leo trên thực tế ít hơn so với các loại sâu bệnh hại chanh leo. Tuy nhiên, sử dụng thiên địch vẫn là biện pháp an toàn hơn so với sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
CÁCH TẠO MÔI TRƯỜNG SINH THÁI THIÊN ĐỊCH TRONG TRỒNG CHANH LEO
Ngày nay, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không kiểm soát đang gây ra những tác động xấu đến môi trường và sức khoẻ của con người. Tại nhiều quốc gia trên thế giới nông dân đang dần quen với việc sử dụng những sinh vật có ích để canh tác bền vững hơn. Những sinh vật này được gọi là thiên địch, bao gồm: ong bắp cày, cú mèo, bọ rùa, cóc, chim sâu,…Kiểm soát dịch hại bằng thiên địch được xem là xu hướng phát triển bền vững của nền nông nghiệp.
Nhận thấy những lợi ích của sử dụng thiên địch trong nông nghiệp là một biện pháp vừa an toàn lại vừa hiệu quả và cần được nhân rộng trên cả nước. Chanh leo là một ví dụ điển hình. Việc trồng và thu hoạch chanh leo của bà con hiện nay đang gặp nhiều khó khăn bởi các loại dịch bệnh gây hại cây chanh như sâu đục thân, bọ trĩ, nhện đỏ, ruồi đục quả,…Nếu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng và môi trường xung quanh. Vậy nên, tìm hiểu và phát triển thiên địch của sâu bệnh hại chanh dây là biện pháp hiệu quả và thiết thực nhất.
Cách tạo môi trường sinh thái thiên địch trong trồng chanh leo.
Các nghiên cứu gần dây cho thấy, thiên địch của sâu hại chanh leo trên thực tế ít hơn so với các loại sâu bệnh hại chanh leo. Tuy nhiên, sử dụng thiên địch vẫn là biện pháp an toàn hơn so với sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Để tạo môi trường sinh thái thiên địch trong trồng chanh leo, ngoài việc nghiên cứu kĩ các loại sinh vật chúng ta còn cần phổ biến kiến thức đến bà con, để bà con hiểu được những lợi ích mà biện pháp này mang lại, ngoài ra cần có những vườn trồng thí điểm sử dụng biện pháp thiên địch và mang lại hiệu quả. Đồng thời, nhân rộng mô hình đến những vùng trồng chanh leo trên cả nước.
Ngoài ra, chúng ta còn có thể góp phần để môi trường sinh thái thiên địch phát triển bằng cách sau:
– Hỗ trợ thêm thức ăn và nơi cư trú cho thiên địch: Ở một số nơi, nguồn thức ăn của thiên địch (sâu bệnh gây hại) không đủ do mật độ sâu bệnh thấp, chúng ta có thể hỗ trợ nguồn thức ăn cho thiên địch hoặc có thể sử dụng các loại thức ăn ưa thích để thu hút thiên địch đến trú ngụ. Bên cạnh đó, ngoài trồng chanh leo, cần xen canh các loại cây trồng là nơi trú ngụ ưa thích cho thiên địch để các loại sinh vật này có nơi trú ngụ.
– Hạn chế ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đối với các loài thiên địch: Đa số các loại thuốc bảo vệ thực vật đều rất độc hại với các loài thiên địch. Việc sử dụng thuốc làm chết các loài thiên địch cũng đồng nghĩa với việc tạo điều kiện cho các loài sâu bệnh hại phát triển. Vậy nên, chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thực sự cần thiết để tránh gây ảnh hưởng đến các loại thiên địch cũng như con người và môi trường.
– Tăng mật độ thiên địch: Các nước trên thế giới như Pháp, Tây Ban Nha, Nhật Bản,… Có các trung tâm chuyên nuôi cấy các loại thiên địch sau đó thả chúng trở về vườn. Đây là một biện pháp hiệu quả để gia tăng số lượng lớn thiên địch.
Phát triển bền vững là mục tiêu mà nước ta nói riêng và thế giới nói chung đang hướng đến. Biện pháp sử dụng thiên địch trong nuôi trồng là một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự phát triển bền vững đó. Mỗi người nông dân chính một chuyên gia, mỗi mảnh vườn chính là một chiến binh. Nếu sử dụng tốt việc canh tác sử dụng thiên địch thay cho thuốc bảo vệ thực vật thì chúng ta sẽ có một hệ sinh thái bền vững, hạn chế được thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường và sức khoẻ con người. Đây cũng chính là tiền đề để tạo nên một nền nông nghiệp Xanh – Sạch và Bền vững.