Rễ chính là nguồn sống của cây, giúp cây hấp thụ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, rễ cây còn tiết ra các hợp chất có ảnh hưởng đến các vi sinh vật trong đất, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cây trồng khỏi bệnh tật.
Trong những năm gần đây, chanh dây vươn lên trở thành loại cây trồng chủ lực ở một vài địa phương như Tây Nguyên, các tỉnh vùng núi phía Bắc bởi dễ trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, quay vòng vốn nhanh. Đặc biệt là mới đây, chanh dây trở thành loại quả thứ 10 được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Đây được xem là bước tiến mới trong nền nông sản Việt Nam.
Là loài cây thân leo thuộc họ lạc tiên. Rễ của chanh dây là bộ rễ chùm nên cây dễ dàng chăm sóc, có khả năng sinh trưởng rất mạnh, nhanh chóng và um tùm, sinh trưởng ở nhiều loại đất khác nhau từ đất cát đến đất sét pha. Có được những điều đó, bộ rễ đóng vai trò không hề nhỏ trong sự phát triển của cây. Một bộ rễ khoẻ chính là tiền đề để cây có thể sống và phát triển mạnh mẽ bởi bộ rễ khoẻ chính là “hệ thống bám” chắc chắn giúp cố định cây ở vị trí ban đầu.
Rễ chính là nguồn sống của cây, rễ cây len lỏi trong những lớp đất đá hấp thụ chất dinh dưỡng và vận chuyển chúng tới lá, thân, hoa và trái. Ngoài ra, rễ cây còn tiết ra các hợp chất có ảnh hưởng đến các vi sinh vật trong đất, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cây trồng khỏi bệnh tật và khuyến khích nó hấp thụ các chất dinh dưỡng từ đất.
Mặc dù dễ trồng, dễ chăm sóc là vậy, chanh dây vẫn mắc một số bệnh hại phổ biến ở hầu hết các cây trồng, đặc biệt là các bệnh liên quan đến rễ cây. Một triệu chứng và các bệnh về rễ cụ thể của chanh dây bao gồm:
Triệu chứng bệnh thối rễ( hay còn gọi là bệnh lở cổ rễ) ở chanh dây:
- Lá cây chuyển màu xanh nhạt, cây héo rũ dần dần và chết.
- Phần cổ rễ bị thối và lan dần xuống rễ.
- Thân cây chuyển từ mà xanh sang màu nâu, cây bị khô và nứt.
Triệu chứng bệnh liên quan đến tuyến trùng ở chanh dây:
- Rễ cây biến dị, có các nốt sần nổi lên khiến rễ khó phát triển.
- Cây héo rũ một cách bất thường.
- Lá vàng và xoắn
- Quả non rụng.
Rễ cây là phần nằm sâu trong lòng dất nên các bệnh liên quan đến rễ chanh dây khó phát hiện được, khi phát hiện được thì đã muộn màng. Để phòng trừ bệnh thì cần nắm bắt được nguyên nhân của bệnh. Nếu cây trồng có bộ rễ yếu, kém phát triển thì sẽ tạo điều kiện cho sâu bệnh hại xâm nhập. Nguyên nhân rễ cây chanh dây kém phát triển có thể kể đến như: đất trồng có quá nhiều hàm lượng sét; đất vườn bị trũng nước, hệ thống thoát nước cho chanh dây không được đảm bảo; đất sử dụng quá nhiều phân bón, thuốc bảo vệ thực vật;…
Từ các nguyên nhân kể trên, có thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa bệnh cho rễ chanh dây như sau:
– Chủ động phòng ngừa các loại sâu bệnh hại cho rễ chanh dây nói riêng và cây chanh dây nói chung ngay từ đầu để đảm bảo cây có bộ rễ khoẻ mạnh và sạch bệnh.
– Sát khuẩn, xử lí đất đúng kĩ thuật, sạch sẽ trước khi trồng mới để diệt trừ các loại nấm bệnh hại ở trong đất.
– Chọn giống cây khoẻ mạnh từ các cơ sở uy tín để đảm bảo cây giống có khả năng kháng bệnh tốt, mầm cây khoẻ mạnh.
– Có hệ thống thoát nước để tránh cho cây ngập úng, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển.
– Thường xuyên dọn dẹp vườn chanh dây, cắt tỉa càng lá để tạo sự thông thoáng, tránh tạo môi trường ẩm thấp, rậm rạp cho sâu bệnh phát triển.
– Nắm bắt kỹ thuật bón gốc cho chanh dây để việc sử dụng phân bón có hiệu quả nhất.
– Thường xuyên thăm vườn để phát hiện kịp thời những gốc cây bị bệnh. Nếu phát hiện thì cần xử lí, cách ly những gốc bệnh ra khỏi vườn và tiêu huỷ để tránh lây lan bệnh cho các gốc xung quanh.
Ngoài ra, có thể sử dụng các loại thuốc kích rễ cho cây chanh dây ngay từ đầu hoặc trong suốt quá trình trồng để chanh dây có bộ rễ khoẻ mạnh nhất tránh cho các mầm bệnh có cơ hội xâm nhập đồng thời cũng để cây phát triển tốt nhất.